Cần sớm hiện thực hoá “giấc mơ” đô thị ven sông Hồng |
Điểm sáng của nền kinh tế
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến mọi mặt của nền kinh tế thì thị trường bất động sản vẫn là một trong những điểm sáng. Chia sẻ về vấn đề này tại Diễn đàn Bất động sản trực tuyến “Hấp lực mới từ chuỗi đô thị ven sông Hồng”, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết: Có thể thấy, đại dịch Covid-19 là rủi ro nhưng cũng là cơ hội cho thị trường bất động sản. Đây được xem là thời điểm tốt để các doanh nghiệp bất động sản chuẩn bị đón dòng vốn chảy vào thị trường khi dịch được kiểm soát.
Theo nhận định của Phó Chủ tịch VCCI, thị trường bất động sản đang chứng kiến nhiều động lực và quyết tâm triển khai các dạng đề án, dự án xây dựng hạ tầng cơ bản và phát triển bất động sản đa dạng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội theo định hướng và mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 – 2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021 – 2025. Trong đó, Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng được kỳ vọng sẽ là một trong những động lực mới thúc đẩy việc thu hút đầu tư với sự quan tâm của không ít doanh nghiệp cả trong và ngoài nước về cơ hội triển khai các dự án đô thị ven sông Hồng.
Theo các chuyên gia, nguồn cung khu vực phía Đông được nhận định gia tăng trong tương lai, với xu hướng dịch chuyển lớn ra ngoài trung tâm Thủ đô |
Đánh giá về tiềm năng bất động sản của Hà Nội, ông Hoàng Đình Khiêm – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Kinh doanh và Phát triển địa ốc Vietstarland cho rằng, trong quy hoạch đô thị sông Hồng, yếu tố nền tảng, cốt lõi vững chắc nhất chính là hạ tầng giao thông. Theo quy hoạch phát triển giao thông Thủ đô Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ có 10 cây cầu được xây mới và bổ sung qua sông Hồng. Trong đó, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 đang được triển khai sẽ mở thêm 4 làn lưu thông, tăng gấp đôi lưu lượng giao thông; cầu Trần Hưng Đạo nối từ quận Long Biên sang trung tâm Hoàn Kiếm cũng vừa được phê duyệt phương án thiết kế.
“Như vậy, với lợi thế trên, thị trường bất động sản sẽ như một chiếc lò xo bật tung sau mùa dịch, do rất nhiều tác động khách quan” – ông Khiêm nhận định và dẫn chứng, từ bối cảnh chung của nền kinh tế có thể thấy vàng, chứng khoán, ngoại tệ hay gửi tiết kiệm đã không còn là những kênh đầu tư hấp dẫn. Bằng chứng là chứng khoán tăng giảm thất thường, rất khó đoán định; lãi suất huy động tiết kiệm cũng giảm thêm 0,1-0,2%.
Trong khi đó, bất động sản chỉ có 2 xu hướng hoặc đứng yên, hoặc tăng giá, nhất là trong bối cảnh chi phí nguyên vật liệu, sắt thép vẫn không có dấu hiệu dừng lại thì xu hướng tăng giá là tất yếu. Vì vậy, bất động sản vẫn có hấp lực rất lớn đối với thị trường trong và sau mùa dịch.
Là người từng gắn bó với những đại đô thị lớn, ông Khiêm nhấn mạnh: “Tính thời sự của vấn đề đầu tư khu vực 2 bên bờ sông Hồng được ví như một nàng công chúa ngủ trong rừng và đã đến lúc cần phải thức giấc. Đây là đề tài mà các chủ đầu tư lớn trong nước như Vinhomes, Him Lam, Ecopark đang vô cùng quan tâm”.
Do đó, Thủ đô phải đẩy nhanh quy hoạch bởi khi quy hoạch được mới có thể phát triển mạnh về kiến trúc hạ tầng. Bởi, các nhà đầu tư không chỉ xây dựng lên những dự án nhà ở, đô thị mà cùng với đó là rất nhiều những cơ sở hạ tầng cảnh quan, với quy hoạch ven sông Hồng có thể là những điểm đến hút khách du lịch trong thời gian tới. Và nguồn thu sẽ được tạo nên từ đó – ông Khiêm cho hay.
Gia tăng nguồn cung ở phía Đông
Nhận định về xu hướng bất động sản Hà Nội, theo ông Khiêm, khi quy hoạch được thông qua, khu vực Đông Hà Nội, cùng với khu vực phía Bắc, phía Tây sẽ sớm rực sáng với những đại đô thị xanh, hiện đại, trở thành một cực hút cư dân trong nước và chuyên gia nước ngoài. Từ đây, sẽ có một cuộc dịch chuyển lớn đến các trung tâm mới, hình thành nên các “thành phố trong lòng thành phố” và là “ngọn hải đăng” của thị trường bất động sản sắp tới.
Theo ông Khiêm, trong bối cảnh sau dịch bệnh, những nhà đầu tư sẽ tìm đến những nơi không chỉ là điểm trú ẩn dòng tiền, mà quan trọng hơn là không gian sống. Ông Khiêm dẫn chứng, nếu đến cuối năm nay có độ phủ về vaccine của các tỉnh có ngành công nghiệp phụ trợ cao như Bắc Giang, với 22.400 chuyên gia cấp cao từ các Tập đoàn như Foxcom, Apple, LG, Samsung, với bờ Đông này những đại đô thị như Vinhome Ocean Park hơn 400 ha, Ecopark 500 ha đã có gần 1.000 ha với đô thị lớn để đón các chuyên gia cao cấp.
“Cơ hội đầu tư cho nhà đầu tư sau dịch có thể rõ thấy, bởi quỹ đất Hà Nội còn rất ít, trong khi đó, các thành phần cấu thành nên giá của bất động sản là thuế đất, thép đang tăng nhanh. Thực tế, các dự án bất động sản trên thế giới đều có giá tăng 12 – 16% sau khi giá thép tăng cao thời gian qua” – Đại diện Vietstarland nêu rõ.
Chia sẻ thêm, bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc Cao cấp, Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn, Savills Hà Nội cho rằng, việc quy hoạch trên được thông qua trong xu hướng bất động sản vùng ven trên toàn cầu đang tăng cầu mạnh mẽ, người dân có xu hướng rời xa các thành phố với mật độ dân cư cao. Do đó, nguồn cung khu vực phía Đông được nhận định gia tăng trong tương lai, xu hướng dịch chuyển ra ngoài trung tâm Thủ đô là rất rõ trong khi giá bán đang thu hẹp khoảng cách với nội đô.
Theo bà Hằng, xét ở khía cạnh nguồn cung, khu vực phía Đông bao gồm các huyện như Long Biên, Gia Lâm đang cung cấp khoảng 8.100 căn, chiếm gần 15% tổng nguồn cung nhà ở thấp tầng trong dự án tại Hà Nội. Như vậy, nguồn cung sơ cấp về nhà ở thấp tầng trong dự án hiện nay đang rất hạn chế.
Bên cạnh đó, về giá bán, các sản phầm nhà ở thấp tầng ở khu vực phía Đông đang ở mức cạnh tranh so với các khu vực khác ở Hà Nội nhờ sự cải thiện mạnh mẽ về hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội bao gồm trung tâm thương mại, bệnh viện cao cấp, công viên, không gian xanh, thoáng đãng trong lành. Bà Hằng đưa ra nhận định, xu hướng giá khu vực này sẽ tăng, mức tăng trung bình 7%/năm.
Đánh giá về nguồn cung của khu vực này trong tương lai, Giám đốc Cao cấp, Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn, Savills Hà Nội cho hay, nguồn cung nhà ở thấp tầng trong tương lai gần ở khu vực phía Đông không nhiều, chủ yếu là các khu có quy mô nhỏ. Số lượng các dự án có quy mô lớn thì ít và đang lập quy hoạch. Điểm này có thể tạo ra những thuận lợi cho các dự án đã phát triển, các khu dân cư hiện hữu, các dự án được tiếp tục quy hoạch của khu vực này cũng như các dự án đô thị lớn tại các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Bắc Ninh.
“Với kế hoạch đưa các huyện Đông Anh, Hoài Đức, Đan Phượng, Gia Lâm và Thanh Trì lên thành các quận trung tâm trước năm 2025, những khu vực này sẽ trở thành những điểm đầu tư đáng chú ý” – bà Hằng cho biết.
Ở góc độ nhà đầu tư, ông Trương Văn Bình – Giám đốc Dự án Ecopark cho biết, xu hướng lựa chọn các sản phẩm bất động xanh, bền vững, đáng sống đang trở thành xu hướng không thể bỏ qua của các chủ đầu tư. Trong bối cảnh đó, một khi quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng được thông qua sẽ tạo ra được quỹ đất để các chủ đầu tư phát triển được những dự án bất động sản mặt tiền sông thật sự chất lượng, thực sự bền vững.
Theo
- Công Ty Cổ Phần Kinh Doanh Đầu Tư Bất Động Sản Tùng Bách
- Địa chỉ: Số 80B Nguyễn Văn Cừ, Phường Bồ Đề, Quận Long Biên, TP. Hà Nội
- Văn phòng bán hàng : Tòa Eurowindow, R.01 – River Park – Đông Hội – Đông Trù – Đông Anh
- Hotline: 08.2345.4562